Đọc vị insight khách hàng luôn là một trong các vấn đề được marketer quan tâm đến hàng đầu. Đây cũng là một công việc đòi hỏi chúng ta cần đến khá nhiều thời gian và công sức. Vậy làm cách nào để “đào” được insight của khách hàng một cách nhanh nhất? Đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới đây với những kinh nghiệm vô cùng bổ ích nhé.
1. Customer Insight là gì?
Customer Insight là khái niệm dùng để chỉ các thông tin, kiến thức và nhận thức mà các doanh nghiệp thu thập được về khách hàng của mình. Điều này bao gồm các thông tin về hành vi, nhu cầu, mong muốn và thái độ của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Từ các thông tin này, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp. Ngoài ra còn thiết kế sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tăng cường trải nghiệm của khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Để có được Customer Insight, doanh nghiệp cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu thị trường, khảo sát khách hàng. Cũng có thể phân tích dữ liệu và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để hiểu rõ hơn về họ.
2. “Đào” insight khách hàng bằng những cách nào?
2.1 – Phân tích vấn đề theo hướng 3C lấy insight khách hàng
Company
Việc hiểu được Insight của khách hàng có thể được thúc đẩy thông qua nhiều yếu tố liên quan đến công ty. Khi nắm được những vấn đề cơ bản mà công ty đang gặp phải, cũng như là hiểu rõ bản chất những gì mình đang cung cấp. Chúng ta sẽ rất dễ dàng trong việc đọc vị insight khách hàng. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng khi tìm hiểu về công ty mà mọi người cần lưu ý:
- Sản phẩm/ dịch vụ công ty cung cấp
- Thị trường ngách công ty đang hướng đến
- Các công nghệ mà công ty đang hướng tới hoặc sử dụng
- Quy trình kinh doanh của công ty
- Độ tương tác với khách hàng
Customer
Yếu tố khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để hiểu Customer Insight. Nắm được các yếu tố đặc trưng về khách hàng sẽ giúp chúng ta tìm ra được insight nhanh chóng. Một số các yếu tố quan trọng cần xem xét đến như:
- Hành vi mua hàng của người dùng
- Sở thích và sự ưu tiên của khách hàng hiện nay như thế nào
- Phản hồi của khách hàng về sản phẩm ra sao
- Tầm quan trọng của sản phẩm/ dịch vụ của mình đối với khách hàng như thế nào,…
Competition

Cạnh tranh luôn là một trong những yếu tố quan trọng trên thương trường. Việc hiểu thông tin của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp ích cho doanh nghiệp khá nhiều. Các thông tin này cung cấp cho doanh nghiệp những insights quan trọng. Có thể là về thị trường hoặc đối tượng khách hàng mà họ phục vụ. Dưới đây là một số insights khách hàng quan trọng có thể thu được thông qua việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh như:
- Giá cả của đối thủ
- Chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ
- Sự đổi mới và phát triển của đối thủ cạnh tranh
- Hình ảnh thương hiệu được đối thủ phát triển như thế nào
- Điểm mạnh và điểm yếu mà đối thủ cạnh tranh hiện tại đang có
2.2 – Khảo sát khách hàng mục tiêu
Phương pháp khảo sát khách hàng mục tiêu cũng thường xuyên được sử dụng để đọc vị insight khách hàng. Đây là một trong các bước cơ bản mà mỗi doanh nghiệp cần làm để tìm ra được insight cụ thể nhất cho mình. Sự vận động và phát triển của thị trường sẽ tác động đến hành vi mua hàng của con người. Vậy nên việc thường xuyên làm khảo sát sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng định hình được đối tượng. Bên cạnh đó là lên kế hoạch thay đổi như thế nào cho phù hợp.

Chúng ta có thể sử dụng các phương pháp khảo sát khách hàng mục tiêu như sau:
- Khảo sát trực tiếp: Tương tác trực tiếp với khách hàng. Đặt câu hỏi để tìm hiểu về nhu cầu, ý kiến và quan điểm của họ về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Khảo sát qua email: Gửi email đến khách hàng. Yêu cầu họ hoàn thành bản khảo sát trực tuyến. Từ đó tìm hiểu ý kiến của họ về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Khảo sát qua điện thoại: Gọi điện thoại cho khách hàng. Yêu cầu họ trả lời các câu hỏi. Từ đó tìm hiểu ý kiến của họ về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Khảo sát trên mạng xã hội: Sử dụng các trang mạng xã hội để đăng bài. Từ đó tìm kiếm ý kiến của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Sử dụng phần mềm khảo sát: Sử dụng các công cụ khảo sát trực tuyến như SurveyMonkey, Google Forms để thiết kế và thực hiện khảo sát về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
2.3 – “Nằm vùng” trong các group liên quan để lấy insight khách hàng
“Nằm vùng” là một thuật ngữ có liên quan đến việc tham gia và tìm kiếm thông tin từ các nhóm hoặc cộng đồng. Đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội hoặc diễn đàn trực tuyến có liên quan. Việc tham gia các nhóm có liên quan sẽ giúp bạn nắm bắt được thông tin và insight của khách hàng. Bên cạnh đó là cách mà khách hàng của bạn nghĩ về sản phẩm, dịch vụ và nhu cầu của họ.
Ngoài ra, việc tham gia các nhóm cũng giúp bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Đồng thời tăng cường thương hiệu của bạn thông qua việc chia sẻ thông tin và trao đổi với các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu được các vấn đề khách hàng đang gặp phải. Điều gì họ muốn từ sản phẩm của bạn và cách họ đánh giá sản phẩm của bạn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Quá trình “đào” insight khách hàng thực sự không dễ dàng. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều này nếu biết cách tận dụng và tìm hiểu thông tin một cách tích cực. Hoặc nếu bạn đang không biết bắt đầu từ đâu thì hãy liên hệ với đơn vị marketing trọn gói tại Đà Nẵng – Streetnet Agency để được tư vấn chuẩn xác nhất nhé.